Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

TỘC ƯỚC CỦA DÒNG HỌ
NGUYỄN VĂN

  VÀI LỜI NHẮC NHỞ

      Trăm nết tốt, HIẾU đầu phải nhớ,
      Từ nơi đâu, mới có thân nầy ?
      "Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay,
      Qua sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm" (Thơ TỐ HỮU)
      Đừng như kẻ đặng chim bẻ ná,
      Hay như người được cá quên nơm .
      Cây có cội, nước có nguồn,
      Tổ tiên phải kính, khói hương phụng thờ.
      Sống đạo đức, ngày giờ tiết kiệm,
      Luôn siêng năng tránh tiếng bê tha.
      Làm nên sự nghiệp gần xa,
      Sao cho xứng đáng :"CON DÒNG - GIÁ GIA" .
.....................

PHẦN THỨ NHẤT   I.SINH HOẠT CỦA HỌ TỘC:

 A  : CÚNG TẾ:

       Những kỳ cúng tế được tổ chức tại nhà Thờ Họ Nguyễn sau đây:
      1: Cúng "RA BINH" ngày mùng 3 Tết hàng năm.
      2: Cúng "ĐÁO LỆ BA NĂM" vào ngày mùng 10/3 ÂL . Chỉ cách 1 năm cúng 1 lần.
      3: Giỗ Ông Tổ ngày 25/12 ÂL hàng năm.
      Ban Quý Tế ( BQT) sẽ ứng tiền quỹ để tổ chức cúng tế, sau đó, con cháu sẽ cúng góp trở lại.
      4: Cúng bất thường do ban cố vấn (BCV)+BQT thống nhất đề xuất.

 B : HỘI HỌP:
 
      Cả hai BCV+BQT đều tham dự các buổi họp sau trong năm:
      1: Định kỳ: Tổ chức tại nhà Thờ, lúc 10 giờ vào các ngày:  Mùng 2 Tết , mùng 2 tháng chạp (12), và mùng 2 tháng 3 những năm có cúng đáo lệ.
     2: Bất thường: Do BCV+BQT thống nhất đề xuất.

       II . THAY ĐỔI TỘC ƯỚC:
 
A.   NHỮNG THAY ĐỔI  PHẢI TÔN TRỌNG NHỮNG  "NGUYÊN LÝ CƠ BẢN" SAU:

      1: Đoàn kết, hòa hợp, tương trợ trong thân tộc.
      2: Bảo vệ, phát triển nhà Thờ ngày càng tốt đẹp hơn.
      3: Duy trì, phát huy truyền thống, tập quán hay, đẹp của Họ tộc.
      4: Mang lại vinh dự ngày càng nhiều cho Họ tộc.
 
B. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC GÓP Ý KIẾN .

       1. Bản soạn thảo lần đầu này chỉ nêu lên những điểm cơ bản, nên tất cả con cháu trong họ tộc, có quyền góp ý ,đề nghị sửa đổi, bổ sung những điều cần thiết cho bản tộc ước hòan chỉnh hơn, theo yêu cầu thực tế của thời đại xã hội.
      2. Có thể góp ý trực tiếp với BCV+BQT hay bằng "Thư góp ý" nếu ở xa.
       Ý kiến đóng góp sẽ được BCV+BQT thảo luận, bàn bạc, biểu quyết trong kỳ họp gần nhất. Nếu tập thể thống nhất, sẽ ghi bổ sung, sửa đổi ngay vào Tộc ước.

   
                                
PHẦN THỨ HAI
I . BÀI TRÍ MIẾU THỜ
 
     NGUYÊN LÝ SẮP ĐẶT BÀI VỊ THỜ CÚNG TỔ TIÊN.
 
     Cái gốc tốt đẹp sự nghiệp của họ Nguyễn ngày xưa là tinh thần “Lục hoà ”, nghĩa là sáu việc phải hoà đồng với nhau:
 
   1: Thân hoà đồng trụ: về phần thân thể thì phải cùng làm việc với nhau, không biếng nhác, lười biếng, tránh né, lánh nặng tìm nhẹ.
      2: Khẩu hoà vô tranh: về phần miệng thì phải mềm mỏng, hoà nhã, không cáu gắt, chữi bới hoặc cãi vã lẫn nhau.
   3: Ý hoà đồng duyệt: về phần tâm ý thì phải luôn vui vẻ, đối xử tốt với nhau, không ganh tị, thù ghét lẫn nhau.
   4: Kiến hoà đồng giải: Mọi sự thắc mắc phải được giải đáp tường tận, động viên, trao đổi giúp đỡ nhau trong học tập khiến mọi người cùng tiến bộ về kiến thức hiểu biết.
   5: Giới hoà đồng tu: về phần luật lệ, phải luôn tôn trọng Quy ước Họ Tộc và luật pháp nhà nước, chấp hành tốt mọi việc do Ban Cố Vấn & Ban Quý Tế đề ra trong tộc họ.
   6: Lợi hoà đồng quân: Mọi lợi lạc về vật chất cũng như tinh thần đều san sẻ cho mọi người cùng hưởng. Tương thân, tương ái, tương trợ nhau, cùng tiến bộ cả hai mặt vật chất cũng như tinh thần .   
      Sinh hoạt cúng tế theo nghi thức Đạo Lão . Đây là truyền thống tổng hợp Tam Giáo Nho, Lão, Thích của họ tộc.
 
II: BÀI TRÍ MIẾU THỜ ( NHÀ THỜ )
 
  A : BÀI VỊ CỐ TỔ CÔ BÀ:
 
 *    Hàng ngang trên  “TƯỜNG QUANG PHỔ CHIẾU” .
       Nghĩa: Ánh sáng tốt lành chiếu soi khắp nơi, rộng đến mọi con cháu.
 
  *   Cột bên phải:  “THIỆN TÂM CỨU ĐỘ BÌNH AN PHƯỚC” .
       Nghĩa:Tâm lành của bà cứu giúp tất cả con cháu hưởng phước được bình an trong cuộc sống.
 
  *   Cột bên trái:  “THÀNH Ý PHÒ TRÌ LỢI LỘC ÂN”
        Nghĩa:  Người nào có ý thành tâm nguyện cầu, sẽ được Bà ban cho ơn đức, được lợi lộc sung túc trong cuộc sống.
 
   *  Phần ở giữa:- “Cung thỉnh NGUYỄN TỘC CỐ TỔ CÔ BÀ toạ vị”.  
      Đây là bài vị thờ  (cố tổ của con cháu họ Nguyễn  ngày nay ở khu vực nầy).
 
B : BÀI VỊ ÔNG CỐ TỔ VÀ BÀ CỐ TỔ:
 
    *  Hàng ngang trên : “PHƯỚC LỘC THỌ”,
         Là cầu mong Ông Bà Cố ban ơn cho con cháu được hưởng đầy đủ giàu sang, tiền bạc và tuổi thọ.
 
     *  Cột bên phải:- “ĐÔNG TÂY NAM BẮC THÂN NHÂN THUẬN”
        Nghĩa:  Con cháu trong họ tộc ở khắp nơi bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc đều đoàn kết, gắn bó, hoà thuận với nhau.
 
     *  Cột bên trái:- “XUÂN HẠ THU ĐÔNG LỄ BÁI AN”
       Nghĩa:  cả bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, con cháu về đây tề tựu cúng lạy ông bà sẽ được an ổn, sung túc suốt năm.
 
     *  Phần ở giữa:  “Cung thỉnh ÔNG Tổ (bên phải) +  BÀ tổ (bên trái) toạ vị “.
        Đây là bài vị thờ Ông Cố Tổ và Bà Cố Tổ , hai vị đứng đầu khai sinh ra họ tộc Nguyễn  ở vùng nầy.
 
C: PHẦN NGOÀI TRƯỚC MIẾU:
 
       1 : Trên : BÀI VỊ THỜ HOÀ ÔN CHÚA TƯỚNG:
 
       * Hàng ngang trên:- ‘TỨ THỜI HƯƠNG HOẢ” - Nghĩa:- Suốt năm bốn mùa đều có nhang đèn ấm áp.
       *  Cột bên phải:- “TƯỚNG TÀI ĐẠI TRÍ AN THIÊN HẠ”
        Nghĩa: Vị tướng tài ba, trí tuệ lớn lao, sẽ làm cho thiên hạ được yên ổn.
       *  Cột bên trái:- “BINH LỰC HÙNG TÂM HỘ THẾ NHÂN” .
        Nghĩa:- Đoàn binh tâm hùng sức mạnh sẽ bảo vệ cho mọi người được ấm no.
       *  Phần ở giữa: “Cung thỉnh HOÀ ÔN CHÚA TƯỚNG toạ vị” .
        Đây là bài vị thờ Ngài Hoà Ôn Chúa Tướng (theo truyền thống của những vị Pháp Sư trong Đạo Lão), có Thiên Thiên Lực Sĩ và Vạn Vạn Tinh Binh theo hộ trì, có sức mạnh vạn năng, đánh đuổi tà ma, quỉ quái; giữ an ninh, hạnh phúc cho mọi người.
 
       2 : Dưới:  BÀI VỊ THỜ ÔNG HỔ” .
       *  Hàng ngang trên:- ‘ANH LINH THIÊN CỔ”
        Nghĩa: Sự linh hiển của Ông Hổ có giá trị lâu dài mãi mãi.
 
       * Cột bên phải: ‘ĐẠI LỰC THẦN OAI AN TỘC CHÚNG” .
        Nghĩa:- Sức mạnh to lớn và oai thần của Ông Hổ có năng lực giúp cho họ tộc được an ổn.
 
       * Cột bên trái:- “THÂM ÂN TRÁNG KHÍ CỨU TÔNG NHÂN” .
        Nghĩa:  Khí thế dũng mãnh của Ông Hổ sẽ tạo ơn sâu dày là cứu giúp toàn thể người trong họ tộc Nguyễn .
 
       * Phần ở giữa:  “Cung thỉnh HỔ THẦN toạ vị” -Đây là bài vị thờ Ông Hổ, liên quan đến nhiều truyền thuyết cứu khổn phò nguy của Ông Hổ ngày xưa đối với những bậc tiền bối.
 
       * Tất cả những câu liễn thờ nói trên đều thể hiện nội dung và ý nghĩa riêng tư trong họ tộc, chứ không theo văn cổ, hoặc nói chung chung, mà ở đây, vừa mang ý nghĩa tưởng nhớ đến công ơn ông bà tổ tiên, vừa nhắc nhở con cháu hiện tại cũng như sau nầy, phải luôn luôn siêng năng trong công việc, hiếu thuận với cha mẹ ông bà, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của tổ tiên dòng họ Nguyễn Văn.
 
 
PHẦN THỨ BA
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
 
        I. TỔ CHỨC CỦA DÒNG HỌ.
 
       1). Hình thức tổ chức .
       - Đại diện cho họ tộc có 2 ban ban cố vấn và ban quý tế
       + Ban cố vấn : Là người được họ bầu ra gồm các cụ cao niên , người đại diện cho các chi và những người tâm huyết có kiến thức về các lĩnh vực tổ chức ,quản lý ,tư vấn về các hoạt động trong họ tộc.
       * Nhiệm vụ ban cố vấn : Kiểm tra, đôn đốc BQT và toàn thể con cháu trong họ tộc, góp ý, ủng hộ, giúp đỡ BQT hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
       * Hoạt động độc lập theo khả năng riêng ,các ý kiến đưa ra là ý kiến cá nhân được BQT tham khảo và đưa ra họ tộc nếu là ý kiến chung có ảnh hưởng đến cả họ tộc . Tham gia trong việc tìm kiếm xây dựng phả hệ , gia phả của dòng họ .
       2) Ban Quý Tế:  Là người được họ bầu ra gồm các cụ cao niên , người đại diện cho các chi .
       - Trưởng ban QT là ông trưởng chi cả ( Trưởng họ ) là người đương nhiên không phải bầu . Nhiệm vụ chính là điều hành chăm lo việc nghi lễ, cúng tế,thương xuyên trông coi bảo vệ miếu thờ ,chịu tránh nhiệm về quản lý tài sản của miếu thờ. Thực hiện , theo dõi việc thực hiện Tộc ước , và thay mặt cho BQT tiếp khách của họ tộc tại miếu thờ.
       - Các thành viên khác được bầu do ban quý tế phân công phụ trách các công việc của họ tộc .
       -  Ban Quý Tế chịu trách nhiệm trực tiếp việc thực hiện Tộc ước để điều hành, quản lý và phát triển nhà Thờ ngày càng tốt đẹp hơn. Tìm kiếm , tập hợp ,xây dựng phả hệ , gia phả của dòng họ . Quản lý tài chính và tài sản chung của họ tộc .
       - Giải quyết các công việc liên quan trong họ tộc  .
Nguyên tắc làm việc theo tập thể , mọi Quyết định ảnh hưởng đến họ tộc đều được giải quyết theo danh nghĩa tập thể .
       - Chủ tri các cuộc làm việc và hội họp trong họ tộc . Soạn thảo nội quy về miếu thờ (hình thức thờ cúng đảm bảo nếp văn hoá trên cơ sở tôn ti trật tự trong họ tộc ,tạo nề nếp lưu trưyền cho đời sau ).
        2). Xây dựng họ tộc .
        -  Tất cả con cháu không phân biệt Nội, Ngoại ba chi trong họ tộc Nguyễn văn chấp nhận Tộc ước , thực hiện các quy định của HỌ TỘC có nguyện vong theo họ đều được họ chấp nhận và có quyền lợi và nghĩa vụ nhe nhau .
        - Người ở họ khác có nguyện vong theo họ đều được họ chấp nhận .
 
II. QUẢN LÝ CỦA HỌ TỘC
1). Quản lý tài chính.
a. Nguồn thu.
b.Phần chi .
c. Quản lý tài sản .
 
 
III.-THỰC HIỆN NỘI QUY SINH HOẠT:
 
  - Ban Quý Tế chịu trách nhiệm trực tiếp việc thực hiện Nội Quy để điều hành, quản lý và phát triển nhà Thờ ngày càng tốt đẹp hơn.
   -  Ban Cố Vấn kiểm tra, đôn đốc BQT và toàn thể con cháu trong họ tộc, không phân biệt Nội,Ngoại đều chấp hành, góp ý, ủng hộ, giúp đỡ BQT hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
     * Từ những kết quả tốt, xấu cụ thể,BCV+BQT sẽ có những biện pháp :-
     1: Khen thưởng:-cho các chi tộc hoặc cá nhân nào đóng góp sức người, sức của hoặc sáng kiến xây dựng, phát triển Miếu Thờ tốt đẹp, bằng Thư Cảm Tạ, nếu cần, có kèm theo hiện vật tượng trưng.
     2:Kiểm điểm: Những cá nhân hay chi tộc nào có biểu hiện ngôn ngữ, hành động vi phạm Nội Quy Sinh Hoạt, tổn hại đạo đức, sai trái luật pháp, bằng 3 mức độ:
     a: Đến nhà nhắc nhở.
     b: Mời đến Miếu Thờ để BCV+BQT kiểm điểm, giáo dục.
     c: Tổ chức đại hội họ tộc để ra Quyết Định xử lí nội bộ họ tộc.

IV: KẾT LUẬN:
      Tất cả con cháu không phân biệt Nội, Ngoại ba chi trong họ tộc Nguyễn văn, đều có quyền lợi và nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh tộc ước này.
      Phải biết đặt "LỢI ÍCH HỌ TỘC" mang tính tập thể, lên trên lợi ích cá nhân, gia đình, chi tộc, để mãi mãi xứng đáng là "CON CHÁU HỌ TỘC NGUYỄN"
 
Ghi chú:
      Bản tộc ước này được phổ biến rộng rãi trong toàn thể các Chi tộc và con cháu họ tộc nguyễn, Bản chính được lưu trử tại nhà Thờ. ---------------
                                             Ngày 01 tháng 01 năm Tân mảo.
                                                     (DL.03-02-2011)
                                                    Thư ký soạn thảo .
 
Ban Quý tế :
 
Trưởng họ :  Nguyễn Văn Cờ.
                    Nguyễn Văn Chếnh
                    Nguyễn Văn Thu
                    Nguyễn Văn Nguyên.
                    Nguyễn Văn Hoán
 
 
    Lời tâm sự :  Ngày 01 tháng 01 năm Tân mảo (DL.03-02-2011).
                                                   
     Người soạn tộc ước Dòng họ Nguyễn ( Thôn tuy hoà xã Trường Giang huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá ).
       Xin thành thật cám ơn  cả Họ Tộc Nguyễn văn , cùng bà con trong thân tộc và những em cháu sau nầy : Vì chỉ có "một mình soạn thảo " tôi phải làm tất cả mọi việc từ thu thập thông tin, tham khảo “VIỆT NAM GIA PHẢ “ để biên soạn, đánh máy  v.v... nên dù đã rất cố gắng mà chắc chắn không sao tránh khỏi những thiếu sót .
       Vậy thì, sau này có em cháu nào đọc được những dòng này, xin hãy thông cảm mà thứ lỗi sơ sót .

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

 

Gia phả

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Gia phả là bản ghi chép tên họ, tuổi tác, vai trò và công đức của cha mẹ, ông bà, tiên tổ ... trong thời đại mà họ đã sinh ra và lớn lên của một gia đình lớn hay một Dòng họ.
Gia phả có thể được coi như một bản sử ký của một gia đình hay một dòng họ. Gia phả có khi gọi là Phổ ký, có khi là Phổ truyền. Các nhà Tông thất (dòng dõi vua quan), có khi gọi gia phả của vương triều mình hay gia tộc mình bằng từ ngữ trân trọng hơn: Ngọc phả, Thế phả...
Tại các nước Đông Á, chịu ảnh hưởng của Đạo Khổng, các thế hệ sau trong dòng họ hay vương triều phải giữ đạo Trung đạo Hiếu. Việc xây dựng và lưu truyền gia phả được xem là một cách ghi nhớ công ơn tổ tiên, gây dựng lòng tự hào trong dòng tộc.
Ở Tây phương, người ta có tập tục làm cây phả hệ, tương tự như Tông đồ của người Hoa hay người Việt.
Một Tông đồ, một Gia phả, một Phả ký, một Phổ truyền dù đơn sơ hay súc tích cũng đều trở nên những tài liệu quý báu cho nhà xã hội học, nhà sử học về sau. Nó còn có thể hữu dụng cho những nghiên cứu về tâm lý, về di truyền học, huyết học, y học nữa.
Môn học nghiên cứu về gia phả là gia phả học.

Mục lục

 [ẩn

[sửa] Trung Quốc

Tại Trung Quốc, gia phả đã xuất hiện dưới dạng thức "thế bản" từ thời nhà Chu (111-256 TCN).

[sửa] Việt Nam

Tại Việt Nam, gia phả sơ giản ghi chép tên cúng cơm, ngày giỗ và địa điểm an táng của ông cha. Theo các nhà sử học phỏng đoán thì gia phả đã xuất hiện từ thời Sĩ Nhiếp làm Thái thú ở Giao Chỉ, hoặc gần hơn tức là từ thời Lý Nam Đế (khoảng nǎm 476-545). Nhưng phải đến thời nhà Lý, nhà Trần mới xuất hiện những cuốn tộc phả, thế phả (ghi cả thế thứ, tông tích toàn họ), phả ký (ghi lại hành trạng, sự nghiệp của tổ tiên).
Mới đầu gia phả xuất hiện chỉ trong Hoàng tộc cùng giới quan lại, nhà LýHoàng Triều Ngọc Điệp - năm 1026; nhà TrầnHoàng Tông Ngọc Điệp, nhà LêHoàng Lê Ngọc Phả... Cùng với sự xuất hiện các gia phả của Hoàng tộc là gia phả của các danh gia, quan lại và cứ thế lan rộng, phổ biến ghi chép gia phả trong nhân dân.
Trước đây, gia phả chủ yếu được ghi chép bằng chữ Hán-Nôm, nhưng số người giỏi không nhiều, qua nhiều năm chiến tranh, nhiều bộ, cuốn gia phả của nhiều dòng họ cũng mất dần...
Tục làm gia phả phát triển mạnh ở hai miền Bắc và Trung, miền Nam rất ít gia đình làm gia phả ở đấy còn được gọi là "gia phổ" và biến thái thành "tông chi" tức tờ "tông chi tông đồ".
Gia phả dòng họ Nguyễn Đông Tác (bản sao chép năm Nhâm Thìn (1832)
Trong gia phả, người đứng đầu ngành trưởng (trưởng họ, trưởng tộc) có bổn phận ghi hết những chi tiết về thân thích và dòng dõi; những người con khác sao lại bản gia phả chính đó. Các gia đình giữ gìn kỹ lưỡng và truyền từ đời cha tới đời con. "Họ" theo nghĩa gốc có liên hệ với nhà và dưới chế độ phong kiến, nối kết con người với đất ruộng: một mái nhà, một gia đình, một họ. Họ và tên của một người định vị trí của cá nhân người đó trong xã hội, xác định cá thể trong một toàn thể.

[sửa] Cấu trúc

Gia phả được coi là hoàn chỉnh trước hết phải là một gia phả được ghi chép rõ ràng, chữ nghĩa chân phương, có nội dung cơ bản như sau:
  1. Thông tin rõ ràng về người sao lục (biên soạn).
  2. Nêu nguồn gốc xuất xứ của gia tộc, là phả ký hay là gia sử.
  3. Ghi Thuỷ Tổ của dòng họ.
  4. Ghi từng phả hệ phát sinh từ Thuỷ Tổ cho đến các đời con cháu sau này. Có phần phả đồ, là cách vẽ như một cây, từng gia đình là từng nhánh, từ gốc đến ngọn cho dễ theo dõi từng đời. Đối với tiền nhân có các mục sau đây:
    • Tên: Gồm tên huý, tên tự, biệt hiệu, thụy hiệu và tên gọi thông thường. Thuộc đời thứ mấy? Con trai thứ mấy của ai?
    • Ngày tháng năm sinh (mất), giờ (nếu nhớ). Mộ nguyên táng, cải táng, di táng tại đâu? Thời gian nào?
    • Học hành, thi cử, đậu đạt, chức vụ, địa vị lúc sinh thời và truy phong sau khi mất.
    • Vợ: chánh thất, kế thất, thứ thất... Họ tên, con thứ mấy của ai? Quê ở đâu? Các mục ngày, tháng, năm sinh, ngày, tháng, năm mất, tuổi thọ, mộ, đều ghi từng người như trên. Nếu có thi đậu hoặc có chức tước, địa vị, được ban thưởng riêng thì ghi thêm.
    • Con: Ghi theo thứ tự năm sinh, nếu nhiều vợ thì ghi rõ con bà nào? Con gái thì cước chú kỹ: con gái thứ mấy, đã lấy chồng thì ghi tên họ chồng, năm sinh, con ông bà nào, quê quán, đậu đạt, chức tước? Sinh con mấy trai mấy gái, tên gì? (Con gái có cước chú còn con trai không cần vì có mục riêng từng người thuộc đời sau).
    • Những gương sáng, những tính cách, hành trạng đặc biệt, hoặc những công đức đối với làng xã, họ hàng, xóm giềng... Những lời dạy bảo con cháu đời sau (di huấn), những lời di chúc...
    • Ngoài những mục ghi trên, gia phả nhiều họ còn lưu lại nhiều sự tích đặc biệt của các vị tiên tổ, những đôi câu đối, những áng văn hay, những bài thuốc gia truyền...đó là những tài sản quý giá mà chúng ta để thất truyền, chưa biết khai thác.
  5. Tiếp theo, là tộc ước. Đây là những quy định-quy ước trong tộc họ, đặt ra nhằm ổn định tộc họ, có công thưởng, có tội phạt, tất nhiên là phải phù hợp với luật pháp chung.
    • Với một tộc họ lớn, có thể có nhiều tông nhánh, chi phái. Phần này sẽ ghi những thông tin chi phái, ai là bắt đâu chi, chi hiện ở đâu, nhà thờ chi...
    • Những thông tin khác về tài sản hương hỏa, bản đồ các khu mộ tiền nhân; các câu đối, sắc phong nếu có v.v.

[sửa] Xem thêm

[sửa] Liên kết ngoài